Phụ lục
Khi sử dụng máy lọc nước RO nhiều người cảm thấy quan ngại với tỷ lệ lọc nước thải đầu ra lên tới 40%. Đây là một nguồn nước khá lãng phí nếu bạn không biết cách sử dụng đúng cách mà xả bỏ ra ngoài môi trường. Với nguồn nước lọc thải này, thật ra chúng ta có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau mà không cần quá lo lắng chất lượng của nước. Dưới đây là một số cách tận dùng nguồn nước lọc thải của máy lọc nước RO trong đời sống mà ai cũng nên biết.
Để biết được nguồn nước thải này có thể sử dụng hay không thì ta cần tìm hiểu sơ qua nguyên lý hoạt động của máy lọc nước. Từ đó đưa ra cái nhìn khách quan nhất về nguồn nước loại thải này.
Cơ chế lọc của máy lọc nước RO
Cấu tạo chính của hệ thống máy lọc
Cấu tạo hệ thống máy lọc RO bao gồm: các lõi lọc thô, màng lọc RO, các lõi bổ sung khoáng, van điện,…

Máy lọc nước sạch RO sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược. Đây là một quá trình xử lý nước loại bỏ chất gây ô nhiễm bằng cách sử dụng áp lực đẩy các phân tử nước qua màng thẩm thấu. Đây là cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất…có trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước thải ra ngoài.
Với cơ chế hoạt động này, máy lọc nước sạch RO cần một áp lực cao. Áp lực của đường ống dẫn nước thông thường không đủ đáp ứng cho sự hoạt động của màng RO. Vì vậy cần một động cơ điện để bơm nước đạt đến áp suất cao.
Do đó máy lọc nước sinh hoạt RO cần điện để hoạt động và đạt hiệu quả lọc tốt nhất. Theo khảo sát, cứ 40 lít nước thô sẽ lấy được 10 – 15 lít nước dùng uống trực tiếp, còn lại là nước thải có thể sử dụng cho nhu cầu khác như tưới cây, giặt giũ… Trên thị trường có các máy từ 5 lõi lọc cho tới máy lọc nước 9 lõi, nhiều nhất là máy lọc nước 10 lõi.
Nguyên lý máy lọc nước RO
Nguồn nước thô đi từ ống dẫn nước vào lõi lọc thô số 1. Lõi lọc số 1 được cấu tạo từ sợi thô PP có kích thước khe hở 5 micro giúp ngăn chặn cặn bẩn, bùn đất có kích thước từ 5 micro trở lên. Số còn lại sẽ cùng nước đi qua van áp thấp đến lõi lọc thô số 2. Lõi lọc 2 chứa than hoạt tính hấp thụ kim loại nặng, các chất hóa học độc hại, lõi lọc số 2 Cation (áp dụng tại một số máy chuyên biệt cho vùng nước nhiễm đá vôi) giúp giữ nguyên vị ngọt của nước.

Xem thêm: Những điều cần chú ý khi sử dụng máy lọc nước RO trong gia đình
Tiếp theo nước đến lõi lọc thô số 3. Tại đây, các tạp chất có kích thước từ 1 micro trở lên sẽ bị giữ lại. Nước tiếp tục được hút qua van điện từ đi vào bơm. Bơm có nhiệm vụ hút nước đẩy lên màng lọc RO của máy lọc nước sinh hoạt. Màng RO có khe hở cực nhỏ (chỉ 0.0001 micro) giúp lọc được hầu như hoàn toàn các tạp chất siêu nhỏ như vi khuẩn, vi sinh vật,… mà không làm thay đổi vị ngon ngọt của nước.
Sau khi qua màng RO, nước chia làm 2 phần là nước tinh khiết và nước thải. Nước thải của máy lọc nước sạch RO đi qua đường thải ra ngoài, còn nước tinh khiết được giữ lại đi qua van áp cao tới bình áp.
Khi nước đầy bình áp, van áp cao sẽ ngắt. Khi mở vòi để sử dụng nước tinh khiết, nước sẽ từ bình áp đi qua lõi lọc số 5 chứa cacbon t33 giúp diệt khuẩn, làm mềm và cân bằng độ pH cho nước tinh khiết hơn. Cuối cùng, nước đi qua các lõi lọc bổ sung khoáng chất (nếu có) để ra ngoài.
Nước thải ra từ máy lọc nước RO có sử dụng được không?
Thông thường khi sử dụng máy lọc nước RO, bạn sẽ thu được khoảng 60% nước tinh khiết và 40% nước thải. Từ đó cho thấy lượng nước thải là cực lớn, nếu như không thể tận dụng nguồn nước này thì quả thật rất lãng phí đúng không.
Tuy nhiên bạn có thể yên tâm vì theo các chuyên gia, nước xả ra từ máy lọc nước RO sẽ có thể tái sử dụng được.

Ngoài ra, màng RO của máy lọc nước đứng ở vị trí thứ 4 trong hệ thống lọc nước. Nước đầu vào, sau khi qua ba lõi lọc đầu tiên đã được xử lý hết cặn > 1 micromét ( 0,001 mm) và mùi.
Khi tới màng lọc RO, phần nước tinh khiết đi qua màng chứa vào bình…phần còn lại mang theo vi khuẩn, các vi khoáng độc hại theo đường nước thải đi ra ngoài.
Sử dụng nước thải từ máy lọc thế nào cho hợp lý?
Nước thải từ máy lọc sẽ sạch hơn nước đầu vào thông thường vì chúng đã được xử lý qua 3 lõi lọc đầu. Thế nhưng, bạn cần lưu ý là nguồn nước này không dùng để uống hoặc nấu ăn vì trong đó vẫn có thể tồn tại vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 1 micro.
Bạn nên sử dụng nguồn nước này cho các công việc như: Vệ sinh nhà cửa, tưới cây, giặt quần áo… hoặc quay trở lại bể chứa.
Có một lưu ý đó chính là bạn cần phải căn cứ vào nguồn nước đầu vào để có được mục đích sử dụng nước thải cho hợp lý. Nếu nước đầu vào của gia đình bạn là nước máy thì nước thải ra cũng khá là sạch. Thế nhưng nếu nước đầu vào là nước giếng khoan thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ phèn, sắt, mangan…
Bạn nên sử dụng một chiếc thùng nhựa để đựng nước nguồn nước xả, vì nước thải từ máy lọc nước chứa khá nhiều các axit nên không nên đựng vào thùng nước inox. Nếu da của bạn nhạy cảm thì khi sử dụng nước này nên đeo găng tay vào tránh trường hợp bị dị ứng.
Với những thông tin được cung cấp, hi vọng các bạn đã có những ý tưởng sử dụng tối ưu nguồn nước sạch cho gia đình một cách tối ưu nhất. Điều này không chỉ giúp bạn tối ưu các hoạt động cần nước trong sinh hoạt mà còn tối ưu ngân sách trong gia đình. Giảm chi phí điện nước trong sinh hoạt, không còn lo lắng nỗi lo sử dụng máy lọc nước RO nữa.
Bài viết liên quan: