Những điều bạn cần biết về chất hữu cơ trong nước để bảo vệ sức khỏe

tac-hai-cua-nuoc-ban-chua-cac-loai-virus

Nguồn nước hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Trong đó, các hợp chất hữu cơ có trong nước là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước. Vậy, hợp chất hữu cơ là gì? Chất hữu cơ trong nước ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng Idrop tìm hiểu qua trong bài viết dưới đây.

Thông tin về tình trạng nhiễm chất hữu cơ trong nước

Chất hữu cơ là gì?

Hợp chất hữu cơ là một lượng lớn các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa cacbon (trừ CO, CO muối cacbonat, xianua, cacbua,… không phải là hợp chất hữu cơ). Các hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo. Phần lớn các hợp chất hữu cơ tinh khiết được sản xuất nhân tạo; tuy nhiên, thuật ngữ “hữu cơ” cũng được sử dụng để miêu tả các sản phẩm được sản xuất mà không có các hóa chất nhân tạo.

Sự phân chia giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ mang tính tùy ý có nguyên nhân lịch sử; tuy nhiên, nói chung thì các hợp chất hữu cơ được định nghĩa như là các hợp chất có liên kết cacbon-hiđrô, và các hợp chất vô cơ là những hợp chất còn lại. Vì thế axít cacbonic được coi là hợp chất vô cơ, trong khi axít formic là hợp chất hữu cơ, mặc dù đôi khi người ta vẫn gọi nó là “axít cacbonous” và anhydrit của nó, cacbon mônôxít, là một chất vô cơ.

tac-hai-cua-nuoc-ban-chua-cac-loai-virus

Nguyên nhân gây ra tình trạng chất hữu cơ trong nước

Từ tự nhiên

Nguyên nhân nguồn nước ô nhiễm chất hữu cơ do các hiện tượng thời tiết như mưa, lũ lụt, gió bão,… và các hoạt động sống như các sinh vật sống như xác chết của cây cối, sinh vật,… chúng chết đi phân hủy tạo thành chất hữu cơ. Một phần ngấm vào lòng đất, một phần ngấm và nguồn nước ngầm.

Do nhân tạo 

Từ sinh hoạt

Các nước thải, rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan, trường học,… không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt xả ra môi trường, một phần ngấm vào đất, một phần ngấm vào nguồn nước ngầm. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng…

Từ các chất thải công nghiệp

Nước thải, rác thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải… cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước ô nhiễm chất hữu cơ. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp giầy da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,…

Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm khác từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…

Tác hại khi sử dụng nước nhiễm chất hữu cơ

Nếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm chất hữu cơ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người như: Các chất hữu cơ khi tương tác với Clo sẽ tạo ra chất gây ung thư, khi tương tác với oxy sẽ tạo ra chất độc là Nitrit, chất này khi vào cơ thể người sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong máu (methemoglobin), đặc biệt là trẻ em khi nhiễm các chất độc này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, Nitrit khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư, hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan. Nguồn nước có chỉ số Pecmanganat cao sẽ nhanh chóng tạo rêu, tảo trong bể chứa, là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật độc hại phát triển trong nước.

Biện pháp xử lý chất hữu cơ trong nước

Bảo vệ môi trường

Để bảo vệ môi trường, điều đầu tiên là chúng ta cần nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Khuyễn khích mọi người tham gia vào ra các chương trình vì môi trường. Các buổi chia sẻ thông tin hữu ích về cách xử lý nước thải ra bên ngoài giúp tuyên truyền nhận thức bảo vệ nguồn nước.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý. Và xử phạt thật nặng các đơn vị doanh nghiệp vi phạm quy định về xử lý chất thải công nghiệp.

Sử dụng máy lọc nước

Để bảo vệ sức khỏe trước những nguy cơ liên quan đến chất hữu cơ trong nước, các chuyên gia Y Tế và an toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên sử dụng máy lọc nước đạt tiêu chuẩn. Giúp lọc sạch nguồn nước trước khi trực tiếp sử dụng chế biến nấu nướng hàng ngày. Hãy sử dụng một thiết bị lọc nước thông minh để luôn được bảo vệ một cách an toàn nhất khỏi nguồn nước bị ô nhiễm.

Nguồn nước ngày nay đang ngày càng bị ô nhiễm chất hữu cơ nặng nề do các chất xả thải, rác thải, nước thải từ công nghiệp chế biến, sản xuất,… Chính vì thế cần thực hiện nay các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính bản thân chúng ta.

Xem thêm: